Quy định về mua bán công suất phản kháng tại Việt Nam - VPĐD Hioki tại Việt Nam

Quy định về mua bán công suất phản kháng tại Việt Nam

July 27, 2016

QUY ĐỊNH VỀ MUA BÁN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TẠI VIỆT NAM

Quy định về mua bán công suất phản kháng tại Việt Nam

Giá mua công suất, điện năng phản kháng, mức phạt cos φ, mức phạt hệ số công suất là các cụm từ chỉ số tiền mà khách hàng dùng điện phải trả thêm cho bên điện lực ngoài số tiền phải trả cho công suất tiêu thụ hàng tháng. Mức phạt này được quy định tại thông tư 15/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 05 năm 2014 của Bộ Công Thương.

  1. Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng. Trong đó, hệ số công suất cosφ dùng để xác định việc mua công suất phản kháng của bên mua điện được tính trên cơ sở số liệu đo đếm được tại công tơ đo đếm điện năng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ.
  2. Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.

Giá mua công suất phản kháng được tính theo công thức :

Tq = Ta*k%

Tq: Giá mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);
Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);
k: Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định (%).

Bảng tra hệ số phạt công suất phản kháng k% sau khi đo được hệ số Cos φ

Hệ số công suất Cos φ k (%) Hệ số công suất Cos φ k (%)
Từ 0,9 trở lên 0 0,74 21,62
0,89 1,12 0,73 23,29
0,88 2,27 0,72 25
0,87 3,45 0,71 26,76
0,86 4,65 0,7 28,57
0,85 5,88 0,69 30,43
0,84 7,14 0,68 32,35
0,83 8,43 0,67 34,33
0,82 9,76 0,66 36,36
0,81 11,11 0,65 38,46
0,8 12,5 0,64 40,63
0,79 13,92 0,63 42,86
0,78 15,38 0,62 45,16
0,77 16,88 0,61 47,54
0,76 18,42 0,6 50
0,75 20 Dưới 0,6 52,54

Từ bảng tra ta nhận thấy hệ số công suất càng thấp thì mức phạt càng cao.

 

Dùng ampe kìm đo công suất Hioki 3286-20 Clamp On Power HiTester để đo hệ số công suất (cos φ)

Ampe kìm 3286-20 hỗ trợ 2 kiểu đo hệ số công suất sau đây. Nếu dạng sóng bị méo dạng do có sóng hài thì sẽ có sự khác nhau giữa hai giá trị đo nên cần phải chọn phương pháp đo phù hợp.

  • Hệ số công suất có được góc lệch pha (cos ø): từ thông tin thành phần tần số cơ bản tính ra được giá trị cos ø. Phương pháp này phù hợp với việc đánh giá chất lượng nguồn điện.

3286-20 - 1-phase Power Factor Meter

3286-20 - 3-phase Power Factor

  • Hệ số công suất (giá trị hữu ích) có được từ công suất hữu ích chia cho công suất biểu kiến. Các giá trị công suất có bao gồm các thành phần sóng hài. Phương pháp này phù hợp để đánh giá hiệu suất của thiết bị tải đơn và các trường hợp tương tự.

3286-20 - 1-phase Power Meter

Chia SẻShare on FacebookPrint this pageShare on Google+Share on LinkedIn
Liên Hệ HIOKI Việt Nam

Hãy gửi cho chúng tôi các yêu cầu báo giá, hỗ trợ kỹ thuật và thắc mắc của bạn! Các chuyên viên của Hioki sẽ nhanh chóng liên hệ đến bạn để tư vấn cụ thể!

    Họ tên*

    Công ty*

    Địa chỉ

    Email*

    Số điện thoại

    Nội dung liên hệ*

    Sản phẩm cần tư vấn, hỗ trợ

    captcha

    Liên hệ hotline 02473003866
    để được giải đáp kịp thời các
    thắc mắc quan trọng

    X

    Báo giá/demo